Đèn năng lượng mặt trời sử dụng như thế nào?

den-pha-led-nang-luong-mat-troi-350w-ip65-cao-cap-tl-rd-cp05-2

Xã hội đang trên đà phát triển đòi hỏi khoa học kĩ thuật cũng phát triển theo. Những phát minh khoa học đang ngày càng được cải thiện đáng kể không chỉ dừng lại ở trên lý thuyết mà còn mang tính ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Và công nghệ chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên vô tận của mặt trời vào đèn led chiếu sáng đã và đang tiết kiệm được tối đa nguồn tài nguyên điện lưới đang dần cạn kiệt của quốc gia

Tuy nhiên, để sử dụng đèn năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của đèn được lâu chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa, nguyên lý hoạt động, cách thức lắp đặt, cách sử dụng của nó sao cho phát huy được tất cả chức năng của chiếc đèn này vào đời sống. Hãy cùng The Light đi sâu tìm hiểu ở bài viết chi tiết dưới đây

1. Khái niệm đèn năng lượng mặt trời?

Đèn năng lượng mặt trời (Solar lights) là dòng đèn sử dụng tấm pin mặt trời vào ban ngày để hấp thụ và chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện và được lưu trữ trong pin để có thể tạo ra ánh sáng khi cần sử dụng vào ban đêm hoặc khi điều kiện ánh sáng môi trường thấp. Một sản phẩm đèn năng lượng mặt trời bao gồm đèn LED, tấm pin năng lượng mặt trời và sạc. Điều này cho phép đèn hoạt động mà không cần dùng đến nguồn điện lưới và được sử dụng rộng rãi để chiếu sáng trong các khu vực không có điện lưới hoặc các khu vực hay bị mất điện lưới.

Đèn năng lượng mặt trời là thiết bị chiếu sáng xanh không thải các chất độc hại ra môi trường bên ngoài đồng thời là giải pháp tiết kiệm điện năng hữu hiệu thay thế các loại đèn led sử dụng điện năng do đó tiết kiệm tối đa chi phí tiền sinh hoạt hàng tháng của gia đình bạn. Ngoài ra, khi bạn sử dụng nguồn năng lượng này, bạn sẽ an tâm vì độ an toàn của nó, không lo gặp sự cố điện chập cháy cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đèn được lắp đặt rất đơn giản, dễ dàng vệ sinh, bảo quản và còn có tuổi thọ cao, lâu dài. Đèn năng lượng mặt trời còn có rất nhiều chức năng thú vị hơn nữa. Vì thế chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của nó

2. Đèn năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

  • Vào ban ngày

Khi trời sáng, đèn năng lượng mặt trời solar light sẽ tự động tắt. Các tấm pin mặt trời bắt đầu hoạt động để hấp thụ năng lượng và sạc đầy pin lưu trữ. Lúc này, bộ điều khiển năng lượng sẽ tự động ngắt sạc.

  • Vào ban đêm

Khi trời tối, ánh sáng mặt trời không còn, bộ điều khiển năng lượng sẽ chuyển đổi điện năng từ hệ thống pin thành năng lượng thắp sáng đèn. Và đến sáng hôm sau lại chuyển hóa thành quy trình hoạt động của đèn năng lượng mặt trời solar light vào ban ngày.

3. Đèn năng lượng mặt trời được cấu tạo thế nào?

Đèn led sử dụng năng lượng mặt trời được cấu tạo cơ bản bởi 5 bộ phận chính:

  • Bóng đèn LED

Bóng đèn LED là một trong những bộ phận không thể thiếu của hệ thống đèn năng lượng mặt trời solar light. Bóng đèn được làm bằng hợp kim nhôm đúc cho phần vỏ nên bền bỉ, an toàn, chịu nhiệt, chống nước và tuổi thọ cao.

  • Tấm pin mặt trời

Trong hệ thống đèn năng lượng mặt trời solar light, tấm pin mặt trời chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Nếu không có những tấm pin này thì ánh sáng mặt trời không được tổng hợp, năng lượng mặt trời không được chuyển hóa và hệ thống đèn không có điện năng để hoạt động. Tấm pin có thể lắp liền với đèn hoặc lắp rời để dễ dàng di chuyển đến vị trí có nhiều năng lượng mặt trời hơn.

  • Pin lưu trữ

Pin lưu trữ hay còn gọi là pin lưu trữ điện Lithium. Pin có nhiệm vụ tích trữ nguồn điện được tấm pin mặt trời chuyển hóa từ năng lượng mặt trời. Đây là phát kiến hiện đại, ấn tượng, giúp tích trữ nguồn điện năng chuyển hóa được trong những ngày trời nắng để thắp sáng đèn ngay cả trong những ngày trời mưa hoặc không có nắng.

  • Bộ điều khiển sạc

Đây là bộ phận giúp điều tiết quá trình sạc, xả pin lưu trữ nhằm đảm bảo an toàn, tránh tình trạng quá tải và giúp tăng hiệu suất sử dụng điện. Bộ điều khiển sạc còn có khả năng tự động ngắt xả pin, nhờ đó tăng tuổi thọ cho hệ thống. 

  • Các thiết bị và phụ kiện khác

Bên cạnh các bộ phận chính như trên thì đèn năng lượng mặt trời solar light còn có các thiết bị khác như: cột đèn, dây cáp kết nối, bộ cảm biến quang. ổ cắm, vỏ bảo vệ…

Ổ cắm đèn: Là nơi kết nối giữa bóng đèn và bộ điều khiển.

Lớp vỏ bảo vệ: thường sử dụng chất liệu kim loại, nhựa, mặt kính cao cấp có vai trò bảo vệ các thành phần bên trong đèn khỏi môi trường bên ngoài như mưa, bụi, côn trùng, tác động ngoại lực…

Các bộ phận điện tử khác: Bao gồm các bộ phận như cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động, công tắc…để điều khiển hoạt động của đèn.

4. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời

Sạc đèn trước khi sử dụng

Sau khi lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, không nên sử dụng ngay mà phải để đèn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 6 – 8 tiếng.

  • Vào buổi tối, nhấn “On” để sử dụng.
  • Vào buổi sáng, nhấn  “Off” để đèn tự sạc.

Thực hiện chu trình này trong 3 ngày, sau đó bạn có thể sử dụng chế độ “Auto”.

Điều chỉnh góc chiếu sáng phù hợp

Tấm pin mặt trời phải được lắp đặt ở vị trí tốt nhất để đón nắng. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh góc nghiêng của tấm pin sao cho đúng hướng, cũng như thường xuyên kiểm tra để đảm bảo không có vật cản tầm hướng nắng của tấm pin mặt trời.

Không lắp ở vị trí có ánh sáng của đèn đường

Do có bộ phận cảm biến quang nên đèn năng lượng mặt trời sẽ tự động tắt khi trời sáng và bật khi trời tối. Vì vậy, nếu lắp đặt gần đèn đường thì ánh sáng của đèn đường sẽ khiến đèn năng lượng mặt trời hiểu nhầm đây là ánh sáng ban ngày và tự tắt.

Bảo dưỡng, kiểm tra đều đặn

Đèn năng lượng mặt trời là thiết bị được lắp đặt ngoài trời nên sẽ chịu rất nhiều những tác động của ngoại cảnh, thời tiết. Bạn nên làm sạch tấm pin mặt trời thường xuyên, kiểm tra và thay thế pin sạc định kỳ, kịp thời. Như vậy mới đảm bảo được sự bền đẹp và hiệu quả chiếu sáng của thiết bị.

Nếu đèn năng lượng mặt trời hoạt động khi bị bao phủ bởi bụi bẩn và các mảnh vụn có thể làm đèn bị trục trặc ảnh hưởng tới độ bền của đèn. Để giúp đèn duy trì hiệu suất chiếu sáng, hãy đảm bảo vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời thường xuyên.

Một vài lưu ý khi sử dụng đèn mà bạn cần biết:

  • Tránh để đèn bật suốt ngày, vì điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của pin.
  • Sử dụng công tắc để bật tắt đèn khi cần thiết, tránh sử dụng đèn quá lâu hoặc không cần thiết.
  • Khi sử dụng đèn, tránh để nó bị nhiễm nước (cho đèn hoạt động trong nước) hoặc ẩm ướt. Hầu hết đèn năng lượng mặt trời đều có cấp bảo vệ chống nước IP66 nhưng vẫn cần hạn chế để đèn hoạt động trong nước.

5. Cách sử dụng điều khiển từ xa đèn năng lượng mặt trời

Thông thường, việc sử dụng điều khiển từ xa giúp chúng ta dễ dàng sử dụng đèn năng lượng mặt trời một cách thuận tiện, dễ dàng nhất. Sau đây là một số hướng dẫn sử dụng Remote:

Nút On/Off

Là nút tắt mở đèn thủ công, mặc định đèn khi mua về đã sẳn chế độ Auto tự bật khi trời tối, bạn có thể bật tắt thủ công bằng nút On/Off này

Nút Auto

Chuyển qua chế độ tự động, tự bật khi trời tối, tắt và sạc năng lượng khi trời sáng thông qua cảm biến ánh sáng được tích hợp trong thân đèn.

Nút 3H, 5H, 8H

Khi chọn các nút này là hẹn giờ sau 3h, 5h, 8h đèn sẽ tắt, giúp tiết kiệm năng lượng hơn nếu để đèn tự chiếu sáng hết đêm ở chế độ Auto, đặc biệt có lợi cho những ngày liên tiếp âm u và mưa không có nắng. 

Nút tăng/giảm độ sáng

Một số điều khiển sẽ là nút +/- biểu thị tăng/ giảm độ sáng tuỳ thuộc vào nhu cầu mỗi người, một số điều khiển được thiết lập sẵn số % ánh sáng hiển thị như: 30%, 50%, 80%, 100%

Ví dụ một số trường hợp, có thể bạn không cần quá sáng hoặc quá tối tùy theo khu vực địa lý lắp đặt, bạn có thể sử dụng nút này để điều chỉnh cho phù hợp nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng được cho nhiều ngày không có nắng.

6. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời không có Remote

Đối với những mẫu đèn không có điều khiển từ xa (remote) chúng ta sẽ điều chỉnh ánh sáng trực tiếp bằng các nút bấm trực tiếp được gắn trên đèn như:

  • Đèn pha cảnh báo năng lượng mặt trời

Hiển thị duy nhất 1 nút nguồn: 4 lần ấn tương ứng với 4 chế độ ánh sáng: Ánh sáng trắng mạnh nhất – Trung bình – Yếu – Xanh đỏ cảnh báo.

  • Đèn pha cầm tay năng lượng mặt trời:

Bao gồm 2 nút điều chỉnh: Nút to nhất là để bật/ tắt chế độ sạc, nút nhỏ hơn để bật đèn với 4 chế độ: Lần đầu cho ánh sáng trắng mạnh nhất bạn cần ấn giữ một lúc, 3 lần sau bạn chỉ cần ấn bình thường tương ứng với chế độ sáng vừa, sáng yếu và sáng xanh đỏ cảnh báo.

Trên đây là những kinh nghiệm sử dụng đèn led năng lượng mặt trời mà chúng tôi đã chắt lọc từng câu chữ làm sao cho khách hàng dễ hiểu nhất giúp chúng ta sử dụng dòng đèn này một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao, tiện lợi, tiết kiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *