Độ chói là đại lượng dẫn xuất trong quang học, đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng gây nên cảm giác chói sáng đối với mắt.
Độ chói là gì?
Khi ta nhìn vào một nguồn sáng hoặc một vật được chiếu sáng, ta thường có cảm giác bị chói mắt. Để đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng hoặc bề mặt được phản xạ, người ta đưa ra định nghĩa về độ chói.
Độ chói là đại lượng quang học dẫn xuất xác định bằng cường độ sáng trên một đơn vị diện tích theo một hướng cụ thể. Đơn vị là cd/m2.
Độ chói giúp chúng ta ước lượng được lượng ánh sáng mà mình có thể cảm nhận. Khả năng hiển thị của các đồ vật, các bề mặt vật thể trong tầm nhìn của chúng ta phụ thuộc vào độ chói của chúng.
Trên thực tế, chính độ chói chứ không phải độ rọi mới là thứ chúng ta cảm nhận được khách quan và rõ ràng hơn cả.Tiêu chí thiết yếu ứng dụng chiếu sáng đường đi là độ chói của mặt đường. Kiến thức thực tiễn về các đặc tính phản xạ ánh sáng của các vỉa hè đường, của mặt đường rải nhựa là quan trọng để đạt được một thiết kế chiếu sáng chính xác, đảm bảo an toàn giao thông.